Trận Derby thành London giữa Arsenal và Chelsea diễn ra vô cùng quyết liệt, giàu kịch tính. Đối với Giáo sư Wenger, lần gặp nhau thứ 13 ket qua bong da này đối đầu với Mourinho mang ý nghĩa rất quan trọng về mặt điểm số và tinh thần thi đấu của Các Pháo thủ thành London. Họ muốn chứng tỏ cho thế giới thấy từng bước trưởng thành của mình qua 34 vòng đấu của EPL năm nay.
Cái biệt danh “Những đứa trẻ nhà Wenger” mang tính chê bai mà các đối thủ khác, nhất là thầy trò Mourinho tỏ vẻ khinh thường gán cho The Gunners. Nhất là truc tiep bong da trận thua tan nát từ mùa bóng năm qua của Arsenal trước sức công phá mãnh liệt của Chelsea, với đúng một séc tennis đến 6 bàn thua, du doan bong da không gỡ nổi một bàn thắng danh dự.
Và quan trọng hơn hết là nỗi niềm trăn trở của Giáo sư Wenger khả kính, người có biệt tài đào tạo những ngôi sao trẻ thành các danh thủ lừng danh thế giới, rồi đem bán cho các CLB khác để thu lợi nhuận về cho đội bóng của mình.
Biệt danh Giáo sư vừa mang tính ca ngợi tài năng và phong thái của HLV Wenger với vẻ bề ngoài đạo mạo, khá nghiêm khắc như một thầy giáo với tấm bằng Thạc sĩ Kinh tế và tính cách điềm đạm, nhân hậu của ông. Trên thế giới quả thật hiếm có vị HLV trưởng CLB nào vừa kiêm nhiệm công tác đào tạo, huấn luyện lại giỏi về kinh doanh mua bán các thương vụ cầu thủ ngôi sao như Giáo sư.
Dù truyền thống lịch sử đối đầu giữa Arsenal và Chelsea, hai đối thủ truyền kiếp của thành London với 186 trận đấu đối đầu nhau trong lịch sử hai đội bóng, trong đó The Gunners có 71 trận thắng so với 60 trận của The Blues. Nhưng cá nhân ông Wenger khi dẫn dắt các học trò mỗi khi đụng độ đoàn quân của Mourinho qua 12 trận đều hòa và chiến bại, chưa một lần nếm hương vị chiến thắng.
Nỗi buồn, niềm trăn trở và áp lực tâm lý lên tinh thần thầy trò HLV Wenger là ở chỗ đó. Nhất là cá nhân của Giáo sư vẫn chưa thật sự mãn nguyện trong sự nghiệp HLV khi luôn tỏ ra thua kém về tài chỉ huy chiến lược, bố trí chiến thuật đội hình thi đấu, thay người hợp lý trong từng vị trí so với Mourinho tinh quái, kẻ nhỏ hơn ông đến 13 tuổi với những chiêu trò tâm lý trước và sau trận đấu.
Sự thiếu vắng các ngôi sao hàng đầu trên hàng tiền đạo của Chelsea không ảnh hưởng mấy lên sơ đồ chiến thuật của Mou-team. “Người đặc biệt” vẫn chuộng lối đá phòng thủ phản công hiệu quả, tấn công rình rập con mồi. Chìa khóa thành công của đội bóng đặt trên vai ba ngôi sao Matic, Fabregas, Hazard và hàng hậu vệ vững chắc, giàu kinh nghiệm do cặp trung vệ kỳ cựu Terry và Cahill đảm nhiệm.
Trong khi đó hàng hậu vệ của Pháo thủ hơi kém vững chắc và đôi lúc mất tập trung hơn so với Chelsea. Họ cũng non kinh nghiệm hơn dù có các ngôi sao hậu vệ trẻ đang đá lên chân như Bellerin, Monreal. Việc tin tưởng hai hậu vệ trẻ này chứng tỏ Giáo sư rất sáng suốt, nếu không Pháo thủ có nguy cơ ôm hận một lần nữa nếu không có cái đầu của Bellerin đội phá bóng giải vây trong khung thành trống sau cú tâng bóng của Oscar.
Chelsea mạnh hơn về thủ, Arsenal có Giroud đang đá thăng hoa và trẻ khỏe hơn Drogba. Và cuộc chiến nẩy lửa từ vị trí giữa sân sẽ quyết định số phận trận đấu của hai đội.
Nhưng cuối cùng Giáo sư vẫn còn là “Kẻ thất bại đặc biệt”, cái biệt danh đầy mỉa mai và có phần… xem thường của Mourinho gán cho Wenger qua 12 trận đấu trong quá khứ mà “Người đặc biệt” toàn chiếm ưu thế trước “Giáo sư”.
Mou gọi Wenger là kẻ thất bại đặc biệt hàm ý mỉa mai Giáo sư chỉ toàn hòa và thua trận mỗi khi đụng độ Mou-team. Một cái thua toàn diện từ cầu thủ đến HLV đến… đặc biệt, khác thường. Một lời châm chọc, chê bai đến kiêu ngạo đúng như cá tính của Mou. Lần đụng độ nẩy lửa thứ 13 kết thúc không bàn thắng sau hơn 90 phút hai đội tấn công quyết liệt, đôi công đẹp mắt.
Chỉ tiếc là không có cầu thủ người hùng nào ghi được dù chỉ một bàn thắng, cái “gia vị” cần phải có trong “bữa tiệc bóng đá” hấp dẫn giàu kịch tính xuất phát từ giữa sân, nơi có hàng tiền vệ xuất sắc của cả hai đội.
Nếu nói về “người hùng” hay nhân vật nổi bật nhất của trận cầu derby thành London trên thì đó phải kể đến tên của trọng tài Michael Oliver, khi ông “vua sân cỏ” này kiên tục từ chối ít nhất ba quả phạt đền chia đều cho cả hai đội.
Trọng tài có lý do của ông ta, tuy không làm hài lòng cả hai fan hâm mộ từ những phán quyết có mang tính cách “vô thưởng vô phạt” khi từ ông dứt khoát từ chối những quả phạt đền trên. Theo ông thì cả hai đội xứng đáng hòa nhau hơn là thắng trận với những tình huống ăn vạ, hoặc gặp may, thiếu thuyết phục của một trận đấu hay về tình huống và chiến thuật của hai HLV nổi tiếng có lối đá trái ngược nhau.
Một lần nữa Giáo sư lại sắm vai “Chu Du” khi không thể vượt qua “Khổng Minh” Mourinho ngay trên sân nhà. Tuy nhiên với tất cả những gì Giáo sư có trong tay, với những tân binh sẽ cập bến Emirates mùa hè tới, Pháo thủ có quyền nghĩ đến cái ngày lật đổ sự thống trị của Mou-Team, bất kể Chelsea có dựng chiếc xe bus hai tầng đi chăng nữa.